Hilton Duong

Legal specialist

Finance

Corporate Law

Commercial & Contract Law

Labor & Employment

Hilton Duong

Legal specialist

Finance

Corporate Law

Commercial & Contract Law

Labor & Employment

Blog Post

Quản trị rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp

August 29, 2021 Doanh nghiệp
Quản trị rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp

Là quản lý doanh nghiệp chắc chắn ai cũng quan tâm đến rủi ro pháp lý. Nhưng không phải ai cũng nhìn thấy rõ tầm quan trọng của nó, càng ít nhà quản lý biết làm thế nào để kiểm soát được rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp của mình. Mong rằng bài viết này có thể giúp bạn có câu trả lời thoả đáng cho những gì mà bạn đang quan tâm về rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp.

Hậu quả khó lường từ những sự cố pháp lý

Các sự cố pháp lý luôn dẫn đến những hậu quả mà nhiều chủ doanh nghiệp đã không lường trước. Dù vậy, rất ít các doanh nghiệp tìm đến tôi để yêu cầu tôi giúp họ nhận diện, đánh giá giá những rủi ro pháp lý mà họ có thể đối mặt trong hoạt động kinh doanh. Thay vào đó, phần đông các doanh nghiệp tìm tới tôi để yêu cầu giúp đỡ về một sự cố pháp lý đã và đang diễn ra. Và đôi lúc, họ bất ngờ khi nhận ra những hậu quả nghiêm trọng họ có thể phải đối mặt. Hậu quả pháp lý trong doanh nghiệp rất đa dạng, nhưng hai hậu quả pháp lý nghiêm trọng nhất đối với doanh nghiệp là phạm tội hình sự dẫn đến bị phạt tù hoặc hậu quả về tài chính vượt quá khả năng của doanh nghiệp.

Những rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp phải đối mặt

Những rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp phải đối mặt khá đa dạng và tuỳ vào đặc điểm của từng doanh nghiệp mà những loại rủi ro này tồn tại dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Cho dù hai doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực, nhưng quy mô và doanh số của hai doanh nghiệp khác nhau thì rủi ro cũng khác nhau do có đặc điểm quy mô khác nhau.

Rủi ro vi phạm pháp luật hình sự

Vi phạm pháp luật hình sự có thể nói là hậu quả nghiêm trọng nhất mà doanh nghiệp và những người điều hành doanh nghiệp phải đối mặt. Điều này có thể xuất phát từ việc cố ý hoặc vô tình vi phạm do doanh nghiệp thiết hiểu biết pháp luật. Bộ luật Hình sự năm 2015 lần đầu tiên quy định thêm trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại. Điều này cho thấy sự quyết liệt của cơ quan công quyền trong nỗ lực kiểm soát hoạt động tội phạm của pháp nhân trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Việc kiểm soát rủi ro giúp doanh nghiệp nhận thức được hay nhìn thấy trước những nguy cơ pháp lý hình sự có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Rủi ro vi phạm hành chính

Có thể nói, vi phạm hành chính là vi phạm phổ biến nhất đối với doanh nghiệp. Ít có doanh nghiệp nào hoạt động mà không vi phạm và bị xử phạt hành chính. Điều này bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân gây tranh cải. Hậu quả nặng nề nhất của vi phạm hành chính có thể dẫn đến việc công ty bị phạt tiền và bị cấm hoạt động kinh doanh. Kiểm soát rủi ro, giúp doanh nghiệp nhận diện được những hành vi vi phạm hành chính có thể xảy ra hoặc đã xảy ra nhưng doanh nghiệp tự phát hiện và có phương án phù hợp để khắc phục, xử lý. Điều này giúp doanh nghiệp tránh những rủi ro tiềm ẩn bất ngờ.

Rủi ro pháp lý trong giao kết hợp đồng

Tôi tin rằng hầu hết những người quản lý doanh nghiệp đều quan tâm đến rủi ro trong giao kết hợp đồng, nhưng không phải nhà quản lý nào cũng tiếp cận được những ý kiến tư vấn, đánh giá từ những chuyên gia có kinh nghiệm. Điều này dẫn tới việc nhiều doanh nghiệp quản lý rủi ro trong giao kết hợp đồng theo thói quen, thông lệ hoặc tệ hơn là theo những niềm tin sai lầm. Những hậu quả pháp lý đến từ những đối tác của doanh nghiệp khá phổ biến và rất đa dạng. Kiểm soát được những rủi ro này, người quản lý doanh nghiệp sẽ tự tin và yên tâm trước những quyết định của họ trong kinh doanh. Dễ dàng kiểm soát và làm chủ cuộc chơi trên thương trường.

Rủi ro pháp lý trong nội bộ doanh nghiệp

Rủi ro pháp lý trong nội bộ doanh nghiệp có lẽ là vấn đề ít được nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm nhất. Hậu quả nặng nè nhất của những rủi ro này có thể dẫn đến đổ vỡ doanh nghiệp. Rủi ro từ nội bộ thông thường bất nguồn từ những mâu thuẫn giữa các cá nhân hoặc nhóm lợi ích trong nội bộ doanh nghiệp tồn tại dưới dạng lợi ích, niềm tin, lòng tự trọng… khi mâu thuẫn bị đẩy đến mức không còn khả năng hoà giải thì các bên sử dụng đến hành động pháp lý. Để kiểm soát những rủi ro pháp lý trong nội bộ doanh nghiệp cần phải có nhiều giải pháp, tiếp cận từ nhiều khía cạnh khác nhau. Những chuyên gia pháp lý có thể giúp giảm thiểu những nguyên nhân dẫn tới rủi ro này bằng nhiều phương án được dự liệu từ sớm trước khi xảy ra mâu thuẫn.

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp?

Để kiểm soát được những rủi ro trong doanh nghiệp, đầu tiên doanh nghiệp cần phải nhận diện rủi ro và thường xuyên rà soát lại các rủi ro để có những phương án tiếp cận sớm từ ban đầu. Nhận diện rủi ro pháp lý phải được thực hiện bởi những người có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm. Đồng thời, phải được thực hiện đối với từng doanh nghiệp cụ thể. Như tôi đã trình bày, mỗi doanh nghiệp đều có những đặc điểm khác nhau. Do đó, nguy cơ và các rủi ro pháp lý cần được nhận diện cũng khác nhau. Thường xuyên rà soát lại các rủi ro và điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn và đặc điểm phát triển của doanh nghiệp cũng như phù hợp với sự điều chỉnh của các quy định pháp luật liên quan.

Cuối cùng là xây dựng phương án tiếp cận những rủi ro có thể xảy ra. Điều này giúp doanh nghiệp giữ hoạt động kinh doanh của mình trong khuôn khổ của pháp luật hoặc khi ngay khi “va chạm” với pháp lý thì doanh nghiệp đã có phương án chủ động giải quyết. Giúp doanh nghiệp tránh những sai phạm nghiêm trọng hơn hoặc tránh tình hình trở nên phức tạp hơn.

Suy cho cùng, mục tiêu của hầu hết doanh nghiệp cũng là tìm kiếm lợi nhuận. Dù doanh nghiệp muốn tối ưu hiệu quả kinh doanh, tối ưu lợi nhuận, tối ưu nghĩa vụ thuế hay tối ưu điều gì đi nữa thì quan trọng nhất vẫn là bảo vệ thành quả của doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro. Có như vậy, doanh nghiệp mới bình an thụ hưởng thành quả của mình.

DMCA.com Protection Status
Taggs:
Write a comment